top of page
  • Writer's pictureDinh Huy Truong

Nâng cao khả năng sáng tạo với Lateral Thinking


nâng cao sáng tạo với lateral thinking, dinh huy design, dinh huy truong, dinhhuy.design



Nine dots puzzle: "Connect nine squarely arranged points with a pen by four (or fewer) straight lines without lifting the pen"


Hôm nay tình cờ thấy câu đố này mình sực nhớ lại bài kiểm tra thiết kế (Design) đầu tiên trong sự nghiệp thiết kế của mình. Mục đích bài kiểm tra này là để hiểu được góc nhìn và sức sáng tạo của người thiết kế, đặc biệt là Lateral Thinking.


Lateral Thinking, Dinh Huy Design, Dinh Huy Truong, Dinhhuy.design


Thiết nghĩ chủ đề này rất bổ ích cho các bạn Designers, đặc biệt là những bạn mong muốn nâng cao khả năng sáng tạo trong thiết kế. Vậy nên mình viết bài này chia sẻ kiến thức và góc nhìn cá nhân về chủ đề Lateral Thinking.


Trước hết mình xin giới thiệu đôi lời về Lateral Thinking.



Lateral Thinking


Lateral Thinking là một khái niệm được khởi xướng từ nhà tâm lý học Edward de Bono năm 1967. Lateral Thinking hiểu theo một cách đơn giản là tư duy nhìn nhận và giải quyết vấn đề với một ngóc nhìn mới (khác) so với cách tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách truyền thống. Với cách tư duy này sẽ giúp các bạn tạo ra các cách tiếp cận và giải quyết vấn đề phong phú và đa dạng hơn.


Lateral Thinking còn giúp người thiết kế (Designers) thấy được nhiều góc khác nhau của vấn đề. Từ đó nâng cao khả năng phân tích và xác định vấn đề cốt lõi (root-cause problem) trong thiết kế.


Dinh Huy Design, Dinh Huy Truong, Dinh Huy, dinhhuy.design

Từ câu chuyện bản thân


Nhớ thời đi học có bạn bảo mình thế này “các cậu đừng suy nghĩ nhiều, đối với dạng đề này cứ áp dụng công thức ABC và XYZ là ra kết quả”. Các bạn trong nhóm chẳng hỏi gì thêm, và cứ thế mà áp dụng. Riêng mình thì lúc nào cũng thắc mắc “đây có thực sự là giải pháp tối ưu chưa?”, “tại sao phải là 2 công thức ABC và XYZ mà không phải là công thức khác?”…


Với lối suy nghĩ này, mình tự tìm tòi và thử nghiệm với các hướng giải quyết khác nhau. Đến thi cuối kỳ toán cấp 2, khi mà dạng đề thay đổi thì cách áp dụng rập khuôn của các bạn không còn chính xác nữa. Và kết quả là, mình là duy nhất trong trường đạt điểm tuyệt đối môn toán trong kì thi cuối cấp này.



Liên hệ với thiết kế


Một liên hệ nhỏ là quy trình thiết kế (Design Process), mình từng trao đổi với các bạn designers về chủ đề này, và có một số bạn suy nghĩ là “cứ áp dụng đúng theo quy trình Design Thinking thì sẽ tìm ra được vấn đề và giải pháp”. Nhưng khi mình hỏi là “Tại sao lại dùng Design Thinking?” thì các bạn cũng không rõ nguyên do, chỉ biết đây là quy trình phổ biến được nhiều người dùng.


Ở góc nhìn của mình, nếu các bạn suy nghĩ theo hướng "học thuộc lòng" hoặc “lối mòn” thì sẽ giới hạn khả năng sáng tạo của bản thân. Vậy nên hãy thử thay đổi ngóc nhìn bản thân - “Thinking outside the box” thay vì là tìm cách vận dụng một cách rập khuôn.


VD: Các bạn có thể đặt một số câu hỏi về quy trình như sau.


Tại sao quy trình giải quyết vấn đề của Herbert Simon có 7 bước mà Design Thinking chỉ có 5 bước?

  • Herbert Simon's process: Define, Research, Ideate, Prototype, Choose/Objectives, Implement and Learn

  • Design Thinking: Empathize, Define, Ideate, Prototype and Test

Ưu điểm khuyết điểm ở đâu? Tại sao là 5 mà không phải là 6, 7, 8 bước?…



Rèn luyện Lateral Thinking


Bằng cách luyện tập Lateral Thinking - nhìn nhận và tiếp cận vấn đề với các góc độ khác nhau, mình tin rằng khả năng sáng tạo của các bạn có những bước tiến vượt bậc. Bên cạnh đó, khả năng phân tích và am hiểm vấn đề của các bạn cũng sẽ được nâng cao.


Và một số lời khuyên của mình để các bạn rèn luyện Lateral Thinking như sau.


1 - Thường xuyên đặt câu hỏi Tại sao (Why?)

Việc đặt câu hỏi Why sẽ kích thích trí tò mò bản thân, hướng các bạn đến việc tìm kiếm nguyên nhân đằng sau của sự việc, hiện tượng,... trong cuộc sống.


2 - Tìm cách bổ sung/ hoàn thiện những vấn đề chưa tốt

Nếu bạn thấy những điều xung quanh chưa hoàn thiện (hoặc chưa tốt) thì đừng ngần ngại tìm cách (giải pháp) để giải quyết và hoàn thiện nó. Các bạn có thể thử thách với những vấn đề nhỏ trước rồi nâng cấp lên những vấn đề lớn hơn dần.


3 - Thử thách bản thân trong việc đi tìm các giải pháp thay thế

Bạn có thể tận dụng thời gian rảnh để thử thách bản thân tìm những giải pháp khác để giải quyết vấn đề.


VD: Hình bên dưới là bài giải pháp thay thế của mình xuất phát từ câu hỏi "Tại sao cái hũ đựng bơ đậu phộng lại là hình tròn mà không phải là hình vuông?"


Dinh Huy Design, Solution, Dinh Huy Truong
Crunchy Peanut Butter


Hi vọng là bài viết cùng lời khuyên cá nhân này sẽ giúp các bạn tăng cường khả năng sáng tạo.

Chúc các bạn không ngừng tạo ra những ý hay và tưởng thiết thực cho cuộc sống.

Bình luận


bottom of page